Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

Tính toán chi phí thức ăn cho 1 con gà


Chi phí thức ăn cho một con gà bao nhiêu? Đã bao giờ bạn tò mò về câu hỏi này chưa? Bạn tính toán chi phí thức ăn cho cả đàn gà mình chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chi phí thức ăn cho 1 con gà bao nhiêu mới có lời?



Thông thường gà bán ra thị trường có giá tầm 50-60 nghìn đồng cho 1kg. Một con gà trưởng thành có cân nặng trung bình từ 3-5 kg có giá tầm 150-200 nghìn đồng. Bạn có thể thử cân nhắc chi tiêu để tính toán lợi nhất khi gà xuất chuồng.
Mức chi phí để tiêu phí cho 1 con gà có giá nên dao động từ 50-70 ngàn đồng thì bạn mới có lời. Đây là mức giá tính toán sau khi trừ hao khá nhiều chi phí cho chăn nuôi.
>>> Xem thêm: Các bệnh về đường tiêu hóa ở gà

Các chi phí trong chăn nuôi gà

  • Chi phí Vác xin:500.000₫..
  • Chi phí thức ăn.
  • Chi phí chuồng trại, máng ăn: 300.000đ
  • Chi phí điện nước 200.000₫.
  • Chi phí thuốc bệnh: 300.000đ
Đây là 5 khoản chi phí bạn có thể cân nhắc trong quá trình chăn nuôi gà. Vậy làm thế nào để tính toán các loại chi phí hiệu quả?

Chi phí thức ăn cho 1 con gà



Theo như tính toán của chúng tôi, chi phí dành ra cho nuôi dưỡng 1 con gà từ lúc úm đến khi xuất chuồng có các mức giá như:
Giai đoạn úm: 1 con gà trong giai đoạn úm hao tốn 0,25 kg cám hỗn hợp. Với giá thành thức ăn hỗn hợp có mức giá trung bình 10.000 đồng/ kg. Thì chi phí ước tính cho 1 con gà trong 21 ngày được xác định: 0,25×10.000=2.500 đồng/ con.
Giai đoạn trưởng thành: Đối với 1 con gà, nếu dùng cám hỗn hợp thì trong giai đoạn phát triển lượng thức ăn tiêu tốn là 0,75kg. Chi phí thức ăn cho mỗi con là 0,75×10.000 = 7.500 đồng.
Giai đoạn xuất chuồng:
Tăng gấp đôi lượng thức ăn so với trước đó, bổ sung chất đạm và nhiều loại rau xanh cho gà chắc xương và nặng ký. Lượng nước trong giai đoạn này cũng tăng cao, luôn luôn đảm bảo máng uống nước có đầy đủ nước. Trong đó, mỗi con gà thường tiêu tốn 3kg thức ăn. Chi phí nuôi gà thả vườn cho 1 con gà ở giai đoạn này 3×10.000= 30.000 đồng.
Tính tổng chi phí thức ăn cho 1 con gà đến lúc xuất chuồng 2.500+7.500+30.000= 40.000 đồng/ con.
Căn cứ vào chi phí thức ăn cho 1 con gà, bạn có thể nhân với số gà hiện tại mình đang nuôi để tính toán chi phí thức ăn cho 100 con gà hoặc chi phí thức ăn cho 1000 con gà.
Ví dụ: Bạn cần tính toán chi phí thức ăn cho 100 con gà có mức giá tầm 4 triệu và 1000 con tầm 40 triệu đồng. Theo số lượng tăng dần chi phí về điện nước và vacxin cũng sẽ tăng lên.

Vậy có cách nào để giảm thiểu lượng thức ăn hao phí tốt nhất không?

Cắt mỏ cho gà: Cắt mỏ cho gà để tránh gà làm rơi vãi thức ăn.
Cho ăn cám trộn sỏi: Nghe có vẻ lạ nhưng đây là cách bạn chăm sóc cho dạ dày của gà hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên lượng sỏi chỉ được trộn không quá 3% và chỉ nên cho gà trưởng thành.
Thay đổi máng ăn phù hợp: Gà có thói quen hay bới móc. Chính vì vậy, việc cung cấp đầy đủ thức ăn nhưng chỉ đổ đầy ⅔ máng là phương pháp giúp hạn chế thức ăn rơi ra bên ngoài.

Tham khảo thêm thông tin chi tiết về chi phí thức ăn cho 1 con gà tại daga999. Tại đây, bạn được cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết về cách phòng bệnh và kiến thức nuôi gà.

CHÚ Ý: Xem thêm thông tin chi tiết nhất tại:

Website: www.daga999.com
Phone: 0817247996
Gmail: dagachoi999@gmail.com
Địa chỉ: 465 Nguyễn Thị Định, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam


Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

Các bệnh về đường tiêu hóa ở gà

Các căn bệnh về đường tiêu hóa ở gà rất dễ diễn ra. Vậy làm thế nào để phân biệt đúng bệnh để điều trị kịp thời? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Các loại bệnh về đường tiêu hóa ở gà

Bệnh về đường tiêu hóa ở gà


Trong quá trình 4 tháng nuôi gà từ khi còn nhỏ đến khi xuất chuồng, gà bệnh về đường tiêu hóa rất nhiều. Một số vấn đề là do thức ăn và nước uống. Nếu bạn phát hiện kịp thời và điều chỉnh thì không quá khó khăn cho điều trị. Đặc biệt việc giữ vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi rất cần thiết để đảm bảo phòng ngừa bệnh ở gà.

Tuy nhiên, đối với những người chưa có kinh nghiệm về nuôi gà thì việc xác định bệnh lý rất khó khăn. Một số bệnh lý ở gà chỉ có những người trong ngành mới phát hiện. Một số căn bệnh cần phải giải phẫu để xem. 

Thậm chí, một số căn bệnh có biểu hiện giống nhau nhưng điều trị lại khác nhau. Điều này dẫn đến nếu không điều trị kịp thời khả năng chết ở gà rất cao.

Nếu bạn là người chăn nuôi nhưng không phân biệt được bệnh về đường tiêu hóa ở gà thì phải làm thế nào? Tìm hiểu một số triệu chứng dưới đây nhé!

CHÚ Ý: Xem đá gà trực tiếp

Một số triệu chứng của bệnh

Một số triệu chứng ở gà mắc bệnh về đường tiêu hóa được chúng tôi liệt kê dưới đây giúp bạn dễ dàng phát hiện các triệu chứng nhanh nhất.


Bệnh

Biểu hiện

Bệnh tích

Bệnh bạch lỵ

Gà dưới 3 tuần tuổi; phân trắng, bết hậu môn; bụng to; viêm khớp

Lòng đỏ không tiêu; lách gan sưng, hoại tử; tim phổi, thành dạ dày cơ hoại tử; viêm ruột; viêm xoang bụng

Bệnh thương hàn

Gà lớn; mặt, mào, yếm tái nhợt; sản lượng trứng thấp, vỏ trứng xù xì

Viêm buồng trứng, các nang trứng bị hư hại; gan hoại tử; lạch, thận sưng, viêm xoang bụng, viêm ruột, viêm khớp

Bệnh viêm rốn

Gà dưới 3 tuần tuổi; tiêu chảy; viêm rốn, bụng to; gà mềm

Túi lòng đỏ không tiêu; viêm; viêm dính với các cơ quan trong xoang bụng; viêm màng bao tim; viêm ruột

Bệnh cầu trùng gà

Chủ yếu gà 2-8 tuần tuổi; tỷ lệ bệnh cao; tỷ lệ chết cao hay thấp tùy loài; tiêu chảy phân máu; cafe; phân sáp

Xuất huyết, hoại tử niêm mạc ruột

Bệnh viêm ruột hoại tử

Chủ yếu 2-5 tuần tuổi; tỷ lệ bệnh và chết cao; thường xảy ra sau cầu trùng; tiêu chảy phân lẫn máu và nhiều chất nhầy hay phân sáp có bọt khí.

Ruột non hoại tử, ruột sưng phồng, có nhiều bọt khí; gan hoại tử

Bệnh giun, sán

Gà gầy; yếu; chậm lớn

Nhiều giun, sán trong đường tiêu hóa

Bệnh đầu đen

Chủ yếu 4-6 tuần tuổi; tỷ lệ bệnh và chết cao; gà gầy ốm; phân vàng xám; đầu xanh tím

Manh tràng sưng, xuất huyết; thành dày, chứa casein –>> cứng; Gan hoại tử nghiêm trọng

 

Nếu như bạn vẫn chưa nắm rõ gà của mình bệnh gì, có thể tìm đến các tiệm thuốc thú y để được tư vấn. Tuy nhiên, tiêm ngừa vacxin luôn là lựa chọn hàng đầu để ngăn ngừa các căn bệnh không đáng có này.

Chăn nuôi gà cần chú ý điều gì?

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

  • Thường xuyên thay nước uống cho gà.

  • Thường xuyên thăm khám và tiêm vắc xin.

  • Xây dựng chuồng trại hợp lý.

  • Đề phòng bệnh về đường tiêu hóa ở gà bằng cách cho gà sử dụng kháng sinh.

Đây là các căn bệnh phổ biến ở vật nuôi. Để tìm hiểu cách trị bệnh về đường tiêu hóa ở gà theo dõi chúng tôi để cập nhật thông tin.



Daga999

Phương pháp chữa hen cho gà bằng tỏi - Siêu rẻ siêu tiết kiệm

Chữa hen cho gà bằng tỏi như thế nào để có thể có vừa tiết kiệm vừa hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Triệu ch...